Sau khi ôn tập lại phần địa lí dân cư và kinh tế trong phần II và III, các em học sinh sẽ làm bài kiểm tra 1 tiết lần đầu tiên để đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức về đất nước Việt Nam như: vấn đề dân số, cộng đồng các dân tộc anh em trên cả nước, sự phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, công nghiệp hay nông nghiệp và vai trò thiết thực trong đời sống.
Đề kiểm tra môn Địa lí 9 tiết 18 năm 2015 có ma trận - Tải về
Thời gian làm bài: 45 phút
Bài làm mẫu:
I. Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: Đáp án đúng là: 1A 2D 3C 4D
Câu 2: Nối các ý ở hai cột: 1 - c 2 - a 3 - b
Câu 3: Điền từ vào chỗ trống: (1) Đông Nam Bộ; (2) Tây Nguyên.
II. Tự luận:
Câu 1: 4 loại tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta là: Đất, nước, khí hậu, sinh vật.
Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong sản xuất, thâm canh nông nghiệp bởi vì: Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, là điều kiện để khai thác và sử dụng tài nguyên khác và là nguyên liệu không thể thay thế của các ngành kinh tế. Thuỷ lợi giúp đảm bảo hệ thống tưới, tiêu. Cung cấp nước tưới trong mùa khô, thoát nước trong mùa mưa bão.... Từ đó nâng cao việc cải tạo đất, tăng diện tích, năng suất, vụ mùa trong canh tác.
Câu 2: Các ngành công nghiệp trọng điểm có tỷ trọng lớn ở nước ta là: CN khai thác nhiên liệu: 10.3%. CN cơ khí, điện tử: 12.3%. CN chế biến lương thực, thực phẩm: 24.4%. CN sản xuất vật liệu xây dựng: 9.9%.
b) Vai trò và nơi phân bố của mỗi loại rừng:
+ Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ, tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường... phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi.
+ Rừng phòng hộ: Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.... phân bố ở cửa sông, ven biển, đầu nguồn các con sông.
+ Rừng đặc dụng: Bảo vệ các giống loài quý hiếm, dự trữ sinh quyển, bảo vệ môi trường... phân bố khắp nơi nhưng chủ yếu là các khu vườn quốc gia.
Chúc bạn thành công cùng: De kiem tra mon Dia li 9 tiet 18. hôm nay!
Chúc bạn thành công cùng: De kiem tra mon Dia li 9 tiet 18. hôm nay!