Cho trẻ ăn dặm là một cách cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho. Đây là giai đoạn làm quen với "thực đơn" mới lạ của bé ngoài sữa mẹ - một giai đoan thú vị nhưng đầy khó khăn cho cả trẻ và người mẹ. Mình xin đưa ra 5 sai lầm hay mắc phải của các bà mẹ khi cho bé ăn dặm.
1. Không hiểu rõ về các lọa thực phẩm ăn dặm : Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cháo, bột sữa, bột ngũ cốc rất tiện cho việc ăn nhanh của trẻ. Một số bà mẹ quên mất việc cần nắm rõ thông tin, mục đích sử dụng của từng loại và cứ theo quan điểm cá nhân "thấy bổ là được".
2. Tin tưởng hoàn toàn vào cháo "dinh dưỡng": Chất lượng về cháo dinh dưỡng là một vấn đề rất khó nắm bắt, nhiều cơ sở mặc dù lớn, có uy tín nhưng cũng chỉ cung cấp cháo có hàm lượng vừa đủ hoặc đa số là thiếu. Phụ huynh cần nhận diện các thực đơn của tiệm, cần phải tìm hiểu kỹ về các thực phẩm như rau, cá, gà, thịt,.. vì một số tiệm chỉ bỏ vào một hỗn hợp màu rồi gọi đó là thịt gà, thịt lươn, tôm, cá,.. Việc cho bé ăn dặm mà phụ thuộc hoàn toàn vào tiệm cháo dinh dưỡng thì không đảm bảo.
3. Không cân đối giá trị dinh dưỡng thực phẩm: Là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "nhà giàu mà con ốm". Không phải cứ nhồi thật nhiều chất vào cơ thể bé là tốt mà phải luân phiên nhau giữa chất đạm, chất xơ, vitamin,.. để bồi bổ cho bé. Một số bé thường xuyên chỉ ăn các loại đạm giàu dinh dưỡng mà thiếu rau củ quả giàu vitamin dẫn đến giảm sức đề kháng, một số trẻ em khác lại chỉ ăn một loại củ quả mà khôn luân phiên, dẫn đến thừa các vitamin này nhưng lại thiếu vitamin khác.
4. Quan niệm không cho bé ăn dầu ăn : Nhiều bà mẹ cho rằng, dầu ăn là nguyên nhân gây cho trẻ bị táo bón, lười ăn, ho thêm... nhưng thực tế dầu ăn thuộc nhóm thực phẩm giàu chất béo. Trẻ em rất dễ tiêu hóa dầu mỡ. Trong sữa mẹ, tỷ lệ chất béo chiếm 50% năng lượng mà bé vẫn tiêu hóa tốt và rất nhanh đói. Dầu ăn có nhiều năng lượng giúp bé chóng lớn và là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho sự phất triển hệ thần kinh của bé.
5. Dùng nước hầm xương để nấu bột (cháo) cho bé: Một số phụ huynh nghĩ rằng nước hầm xương sẽ giúp trẻ có thêm canxi, khoáng và cứng cáp hơn. Suy nghĩ này là một sai lầm. Thực tế, trong nước xương, nước thịt có rất ít chất đạm, rất ít canxi. Chất đạm và canxi rất cần thiết cho sự phát triển của bé, lại là những chất khó hòa tan trong nước nên bé cần phải được ăn cả xác thịt. Do vậy, nếu chỉ cho trẻ ăn nước hầm xương thôi thì không cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Mẹ cho bé yêu ăn dặm thêm |
Thời điểm mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm ???
Dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm.
- Sau khi bú cạn “hai bình sữa”, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
- Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
- Trước đây bé ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.
-Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi vừa chợp mắt.
- Bé trông rất hứng khởi khi thấy bạn ăn và đưa tay như muốn với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.
Khoảng 4-6 tháng tuổi giai đoạn thích hợp nhất cho bé bắt đầu ăn dặm. Ngoài ra còn một số đặc điểm thú vị của con, như một “tín hiệu” rõ ràng bé phát ra cho mẹ để được ăn dặm đó là:
- Bé đã bước đầu có thể ngồi và ngẩng cao đầu.
- Bé có biểu hiện tò mò về mọi thứ xung quanh mình.
- Bé bắt đầu có thể điều khiển các hoạt động của lưỡi.
- Bé vẫn đói dù đã được bú sữa cả ngày.
Hỗ trợ thêm : Cách tính lượng sữa vừa đủ mỗi ngày cho bé
Với bài viết về việc cho trẻ ăn dặm này, Tony Nguyễn chúc các bà mẹ và bé yêu thành công !
0 nhận xét: