Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 6, 2014

9 thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé mà mẹ cần biết

9 thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé mà mẹ cần biết


Ăn dặm cung cấp thêm chất dinh tưởng giúp bé phát triển tốt hơn. Tuy nhiên cần phải biết cách cân bằng chế độ dinh dưỡng và tìm hiểu để đem đến cho bé những món ăn giàu chất dinh dưỡng nhất. Để cung cấp các món ăn dặm tốt nhất cho trẻ, hôm nay mình xin chia sẻ 7 thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé mà các bà mẹ nên biết.
1. Sữa chua
Là thực phẩm phổ biến và dễ kiếm nhất, rất tiện để sử dụng. Sữa chua cũng giàu canxi, nhờ có chứa acid lactic nên sữa chua thậm chí còn tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Chế độ ăn với hai hộp sữa chua mỗi ngày có thể bổ sung đến 50% nhu cầu canxi mỗi ngày của các bé. Ngoài ra, các dưỡng chất và lợi khuẩn trong sữa chua còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, ổn định hệ tiêu hóa. 
Hãy cho bé ăn thêm sữa chua vào buổi tối để bé có thể hấp thụ canxi tốt hơn.
thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé yêu
2. Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm quen thuộc và rẻ của dân ta, cho con ăn khoai lang rất tốt cho bé. Theo nghiên cứu của các nhà Khoa học, Khai lang có nhiều Vitamin A, C, Flolate, Fe, Canxi và tinh bột, đúng đầu trong các loại củ quả. Khoai lang có thể cải thiện thị giác, phát triển trí thông minh, hệ thần kinh ổn định, ... Ngoài ra cung cấp cho trẻ chất xơ và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, chống lại táo bón, khó đi ngoài. Vừa bổ vừa rẻ, có thể nói khoai lang nằm trong món ăn dặm tốt nhất cho bé.

3. Cá
Ở quê tôi một kinh nghiệm cho thấy các em học sinh ở gần biển có trí thông minh hơn hẳn các bạn khác, đó là vì các em được ăn cá thường xuyên. Trong cá chứa hàm lượng DHA rất cao. Nguồn DHA này không những giúp trẻ thông minh, phát triển não bộ mà còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé mắt sáng dáng cao.
     Nên cho bé ăn cá sớm, khoảng 7 tháng tuổi. Những loại cá ngon, không tanh, nhiều chất và lành chị em thường mua để cho con “khởi động” bao gồm: cá trắm, cá quả (cá lóc) hay cá hồi.
     Trong danh sách các loại thịt, cá được chấm điểm cao nhất về độ dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên khi cho trẻ ăn cá, mẹ lưu ý không nên cho bé ăn nhiều các loại cá biển sâu như cá thu, cá ngữ vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao. Có thể xem cá là thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho trẻ.

4. Thịt heo
So với thịt bò và Thịt gà, thịt heo giàu vitamin B và protein nhất. Thăn heo có rất nhiều vitamin B1 rất tốt cho trẻ biếng ăn, kích thích vị giác. Ngoài ra, thịt heo còn giàu phốt pho, vitamin B12, protein cao và ít chất béo.
món ăn dặm tốt nhất cho bé
5. Quả bơ
Các mẹ có biết trái bơ được coi là một trong những thức ăn dặm tốt nhất cho trẻ? Vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ vì thế đây là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, khổng lồ cho sự phát triễn trí não của trẻ.
     Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác cho sự phát triển lành mạnh của trẻ mà bơ còn là loại quả hợp khẩu vị với đa phần các bé. Một ưu điểm rất lớn nữa của trái bơ đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay. Đồng thời, bơ còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác. Do đó, quả bơ thực sự là lựa chọn số 1 trong bảng thực đơn các thức ăn dặm cho bé yêu trong độ tuổi từ 4 đến 6 tháng tuổi trở lên. Có thể kết luận bơ cũng là top món ăn dặm tốt nhất cho bé .

6. Cải bó xôi
Thật chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả. Chẳng thế mà phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở bé hãy chịu khó ăn cải bó xôi.
     Ngoài các ưu điểm như: Canxi và magie giúp hệ xương của bé phát triển lành mạnh đến bất ngờ, Sắt và kali bổ trợ cho sự phát triển não bộ và tuần hoàn máu ở trẻ, Vitamin A giúp tăng cường thị lực… Trẻ ăn cải bó xôi còn giúp nhuận tràng, tránh viêm đường tiết niệu và không lo đau bụng giun.

7. Bí đỏ
Bí đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, kali, magie, sắt, beta-carotene, protein, chất xơ… rất tốt cho máu, thị giác của bé. Đây là thực phẩm nên cho bé làm quen khi ăn dặm bởi bí đỏ dễ xay nhuyễn, có màu sắc đẹp và hương vị ngon nên rất phù hợp với bé. Các mẹ có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ để nấu cháo cho bé ăn, nhưng nhớ đừng cho bé ăn hỗn hợp “bánh bí đỏ” vì nó có thể chứa nhiều đường.
Với bài viết về các loại thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé này, hi vọng đem thêm kiến thức cho các bà mẹ trẻ có thể chăm bé yêu tốt hơn.

15 thg 6, 2014

Tư vấn cách nấu bột cho bé tập ăn dặm đơn giản nhất

Tư vấn cách nấu bột cho bé tập ăn dặm đơn giản nhất


Bột thường là thực phẩm xay mềm của nhiều thứ. Là thức ăn cần thiết của bé trong giai đoạn ăn dặm thêm ngoài sữa mẹ. Vậy nấu bột như thế nào cho đúng và hiệu quả, mình xin chia sẻ cách nấu bột cho bé đơn giản.
Bài viết hỗ trợ : 5 Sai lầm trong việc cho trẻ ăn dặm của các bà mẹ.
cách nấu bột cho bé đơn giản
Một bà mẹ đặt câu hỏi :
Con mình đã được 6 tháng, cháu có thể ăn được cháo nhưng tôi đang thắc mắc nên nấu gì, nấu như thế nào và thành phần của cháo ra sao. Có khác biệt gì so với người lớn chúng ta??

Trả lời:
Bé bắt đầu tập ăn bổ sung bên cạnh sữa mẹ là giai đoạn khoảng 6,7 tháng tuổi, một số bé thì khoảng 5,6 tháng. Nên nhớ là thức ăn chính là sữa mẹ. Bột ăn dặm chỉ cho ăn thêm như là thức ăn phụ bổ sung. Về cơ bản, chế độ ăn tháng này bạn vẫn nên tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột (hoặc cháo xay), trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng.

Cách chế biến bột rau, ngũ cốc cho bé :
Khởi đầu cho bé làm quen bằng việc tập ăn bột sữa. Chế biến đơn giản như sau : cho 2 thìa cà phê khoảng 10g bột gạo và nước vừa đủ, khuấy đều và đun cho đến khi bột sôi. Cứ để nhỏ lữa cho tới khi bột chín. Để biết bột chính bạn cần quan sát bột chuyển sang màu trong, thêm một thìa cà phê rau lá xay, đun tiếp cho chín, đem xuống rồi cho thêm một thìa dầu ăn hoặc mỡ gà. Thêm 3 muỗng sữa bột vào và quấy đều.
cách nấu bột cho bé tâp ăn dặm
Cách nấu bột cho bé đối với bột thịt hoặc trứng :
Cho 2 thìa cà phê bột gạo, 1 thìa thịt (tương đương 10 g), một thìa rau băm nhỏ, và trước khi bắc bột ra thì cho thêm một thìa dầu ăn hoặc mỡ. Lưu ý nếu nấu bột trứng, gần bắc bột ra bạn mới cho ½ lòng đỏ trứng vào.

Ngoài ra, bạn tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay… chúc mẹ thành công và bé mau lớn !
5 Sai lầm trong việc cho trẻ ăn dặm của các bà mẹ

5 Sai lầm trong việc cho trẻ ăn dặm của các bà mẹ


Cho trẻ ăn dặm là một cách cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho. Đây là giai đoạn làm quen với "thực đơn" mới lạ của bé ngoài sữa mẹ - một giai đoan thú vị nhưng đầy khó khăn cho cả trẻ và người mẹ. Mình xin đưa ra 5 sai lầm hay mắc phải của các bà mẹ khi cho bé ăn dặm.
Tin liên quan : Dỗ bé khi khóc nhè
sai lam trong viec cho tre an dam
Trẻ em cần cho ăn dặm đúng cách
1. Không hiểu rõ về các lọa thực phẩm ăn dặm : Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cháo, bột sữa, bột ngũ cốc rất tiện cho việc ăn nhanh của trẻ. Một số bà mẹ quên mất việc cần nắm rõ thông tin, mục đích sử dụng của từng loại và cứ theo quan điểm cá nhân "thấy bổ là được". 

2. Tin tưởng hoàn toàn vào cháo "dinh dưỡng": Chất lượng về cháo dinh dưỡng là một vấn đề rất khó nắm bắt, nhiều cơ sở mặc dù lớn, có uy tín nhưng cũng chỉ cung cấp cháo có hàm lượng vừa đủ hoặc đa số là thiếu. Phụ huynh cần nhận diện các thực đơn của tiệm, cần phải tìm hiểu kỹ về các thực phẩm như rau, cá, gà, thịt,.. vì một số tiệm chỉ bỏ vào một hỗn hợp màu rồi gọi đó là thịt gà, thịt lươn, tôm, cá,.. Việc cho bé ăn dặm mà phụ thuộc hoàn toàn vào tiệm cháo dinh dưỡng thì không đảm bảo.

3. Không cân đối giá trị dinh dưỡng thực phẩm: Là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "nhà giàu mà con ốm". Không phải cứ nhồi thật nhiều chất vào cơ thể bé là tốt mà phải luân phiên nhau giữa chất đạm, chất xơ, vitamin,.. để bồi bổ cho bé. Một số bé thường xuyên chỉ ăn các loại đạm giàu dinh dưỡng mà thiếu rau củ quả giàu vitamin dẫn đến giảm sức đề kháng, một số trẻ em khác lại chỉ ăn một loại củ quả mà khôn luân phiên, dẫn đến thừa các vitamin này nhưng lại thiếu vitamin khác.

4. Quan niệm không cho bé ăn dầu ăn : Nhiều bà mẹ cho rằng, dầu ăn là nguyên nhân gây cho trẻ bị táo bón, lười ăn, ho thêm... nhưng thực tế dầu ăn thuộc nhóm thực phẩm giàu chất béo. Trẻ em rất dễ tiêu hóa dầu mỡ. Trong sữa mẹ, tỷ lệ chất béo chiếm 50% năng lượng mà bé vẫn tiêu hóa tốt và rất nhanh đói. Dầu ăn có nhiều năng lượng giúp bé chóng lớn và là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho sự phất triển hệ thần kinh của bé.

5. Dùng nước hầm xương để nấu bột (cháo) cho bé: Một số phụ huynh nghĩ rằng nước hầm xương sẽ giúp trẻ có thêm canxi, khoáng và cứng cáp hơn. Suy nghĩ này là một sai lầm. Thực tế, trong nước xương, nước thịt có rất ít chất đạm, rất ít canxi. Chất đạm và canxi rất cần thiết cho sự phát triển của bé, lại là những chất khó hòa tan trong nước nên bé cần phải được ăn cả xác thịt. Do vậy, nếu chỉ cho trẻ ăn nước hầm xương thôi thì không cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
sai lam trong viec cho be an dam
Mẹ cho bé yêu ăn dặm thêm
Thời điểm mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm ???

Dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm.
- Sau khi bú cạn “hai bình sữa”, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
- Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
- Trước đây bé ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.
-Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi vừa chợp mắt.
- Bé trông rất hứng khởi khi thấy bạn ăn và đưa tay như muốn với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.

Khoảng 4-6 tháng tuổi giai đoạn thích hợp nhất cho bé bắt đầu ăn dặm. Ngoài ra còn một số đặc điểm thú vị của con, như một “tín hiệu” rõ ràng bé phát ra cho mẹ để được ăn dặm đó là:
- Bé đã bước đầu có thể ngồi và ngẩng cao đầu.
- Bé có biểu hiện tò mò về mọi thứ xung quanh mình.
- Bé bắt đầu có thể điều khiển các hoạt động của lưỡi.
- Bé vẫn đói dù đã được bú sữa cả ngày.

Với bài viết về việc cho trẻ ăn dặm này, Tony Nguyễn chúc các bà mẹ và bé yêu thành công !
Cách tính lượng sữa vừa đủ mỗi ngày cho bé

Cách tính lượng sữa vừa đủ mỗi ngày cho bé


Sữa là chất cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn đầu của bé. Việc tính toán lượng sữa vừa đủ cho bé đóng vai trò quan trọng. Vừa cung cấp đủ chất vừa tránh tình trạng nhồi nhét cho trẻ em. Dưới đây mình xin chia sẻ bí quyết tính lượng sữa thích hợp cho bé theo tháng tuổi.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi
Lúc mới sinh kích thước dạ dày của bé rất nhỏ, khoảng bằng 2 ly trà 30-35ml nước. Cần cho bé ăn đúng với liều lượng cần thiết. Dấu hiệu khi bé đói là chọp chẹp, khóc hay ọ ẹ đòi ăn. Bé ăn no sẽ nằm yên tĩnh, không khóc nhè hay quấy rối.

Trẻ 2 tháng
Với bé 2 tháng tuổi vẫn cần được chăm theo nhu cầu. Lúc này bé đã lớn hơn khoảng 600-700 ml trong ngày. Các bạn nên chia theo khẩu phần 6,7 lần và thời gian cho ăn khoảng 4,5 lần ăn. Lúc này cần có người túc trực cho bé ăn thường xuyên.

Ban đêm không cần phải đánh thức bé dậy để ăn nếu bé ngủ ngon vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của bé. Với các trẻ khác nhau thì mức độ háu ăn là khác nên tùy theo từng bé mà cho ăn, tránh việc nhìn bé khác mà áp đặt cho bé yêu của mình.
tính lượng sữa vừa đủ cho bé, tinh luong sua vua du cho be
Trẻ dưới 3 tháng chỉ nên cho uống sữa
Trẻ 3 tháng
800ml là lượng sữa cần cho bé trong ngày, chia ra 5,6 lần và khoảng 150ml trong mỗi lần cho ăn. Cứ 2,3 tiếng ban ngày là cho trẻ ăn một lần, còn ban đêm hãy để bé ngủ, cho ăn cách nhau 4,5 tiếng. 3 tháng là thời gian trẻ còn nhỏ. Chỉ nên cho uống sữa thôi. 

Lượng sữa cần thiết của trẻ 4-6 tháng
Thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, một lần cách nhau 4 tiếng, lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng 200 ml. Tuy nhiên không quá 1000 ml mỗi ngày và 250 ml sữa mỗi cữ ăn. Cuối tháng thứ 5 đầu tháng thứ 6, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm dần.

Trẻ 6-9 tháng
Mẹ nên cho bé ăn 4 tiếng/lần, mỗi lần 200-250 ml sữa. Bắt đầu dần dần thay thế sữa bằng từ 1-2 bữa ăn dặm chính thức.

Từ 3-4 bữa sữa mỗi ngày mẹ nên giảm xuống 2-3 bữa, mỗi cữ tầm 250ml. Ngoài ra, bé cần ăn thêm 2 bữa ăn dặm và hoa quả, sữa chua bổ sung.Lượng sữa của trẻ 9-12 tháng.
cách tính lượng sữa cho trẻ, cach tinh luong sua cho tre
Uống đầy đủ sữa bé sẽ ngoan, không quấy rối
Kinh nghiệm xác định, tính lượng sữa theo từng bé  
Bên trên là liều lượng tham khảo, tùy mỗi trẻ mỗi khác. Kinh nghiệm là nếu trong lúc bé phản đối, không muốn ăn thì không nên ép kẻo bé lại nôn trớ ra hết, rất có hại. Ngoài ra có thể xác định theo cách sau.

Bé bú sữa mẹ khoảng 6 lần tức là vừa đủ. Bé đi tiểu ít hơn 5 lần thì chứng tỏ bé thiếu ăn, cần tăng cường thêm.

- Những thay đổi trong cân nặng của trẻ cũng cho thấy bé đã ăn đủ hay chưa. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng.

Tony Nguyễn chúc quý phụ huynh, cha mẹ thành công và hạnh phúc với bé yêu của mình !

14 thg 6, 2014

5 bí quyết trị biếng ăn cho bé hiệu quả nhất cho mẹ áp dụng

5 bí quyết trị biếng ăn cho bé hiệu quả nhất cho mẹ áp dụng


Bí quyết trị biếng ăn cho bé hiệu quả nhất cho các bà mẹ

Lời ngỏ : Biếng ăn hay lười ăn là một căn bệnh "cố hữu" từ ngàn năm nay của trẻ em. Là điều làm đau đầu cho nhiều bậc phụ huynh khi chăm sóc bé yêu của mình. Trẻ biếng ăn có nhiều nguyên nhân : Đồ ăn dở, không tập trung, không thích ăn, không hợp khẩu vị, stress,.. Với hi vọng giúp đỡ các bậc phu huynh, nhất là các người cha, bà mẹ trẻ đang thiếu kinh nghiệm giảm bớt khó khăn cho việc chăm sóc bé, chúng tôi xin gửi 5 bí quyết trị biếng ăn, lười ăn cho bé hiệu quả nhất cho quý vị.
5 bí quyết trị biếng ăn cho bé hiệu quả nhất
Biếng ăn là căn bệnh "cố hữu" của các bé
5 cách đơn giản trị lười ăn, biếng ăn cho trẻ

1. Cho phép bé chọn lựa


Không chỉ là chọn đồ ăn, bạn còn có thể khiến bé hứng thú hơn với bữa ăn hàng ngày khi bạn cho phép bé lựa chọn đĩa, bát ăn hay cốc uống nước. Bé sẽ mong đến bữa ăn để được tự mình lựa chọn xem hôm nay mình sẽ ăn bát có hình con thỏ hay con hổ? Màu đỏ hay màu xanh?

Tuy nhiên bạn cần lưu ý thỏa thuận với trẻ rằng việc này sẽ chỉ có thể thực hiện tại nhà thôi nhé, còn khi đi ăn tiệm hoặc tới nhà người khác thì bé phải “có gì dùng nấy” như người lớn đấy!
trị biếng ăn cho bé hiệu quả 1
Cho bé lựa chọn khi ăn
2. Thư giãn 

Các bé thường có xu hướng thích tự kiểm soát cuộc sống của mình, điều đó khiến chúng cảm thấy thỏa mãn hơn, tự tin hơn – và cách chúng cư xử với đồ ăn là một trong những biểu hiện của xu hướng này. Bạn càng ép, trẻ càng chống đối và không muốn ăn. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề, hãy tự thả lỏng bản thân mình trước.

Thay vì bắt trẻ phải ăn một loại đồ ăn nào đó vì chúng bổ dưỡng hay đắt tiền và bạn cảm thấy rất tiếc nếu trẻ không ăn; hãy đơn giản là cho trẻ lựa chọn vài loại đồ ăn trong một bữa, và để trẻ tự ăn. Bạn chỉ nên hướng dẫn trẻ cách ăn mà thôi. Đặt đồ ăn trước mặt bé, nếu bé không muốn ăn, bạn đừng ép, và cũng đừng căng thẳng về điều đó bởi các bé rất nhạy cảm và chúng sẽ nhận ra sự căng thẳng của bạn đấy! Thư giãn là một cách trị lười ăn cho bé hiệu quả.

Ngoài ra, sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể làm gương cho trẻ trong việc ăn uống. Thay vì nói với trẻ “Con thử món này nhé, ngon lắm!” thì bạn hãy ăn món đó một cách thật ngon miệng – thậm chí bạn chẳng cần nói gì bé cũng sẽ tò mò mà đòi ăn thử đấy.

3. Khen ngợi


Giống như chúng ta vậy, mọi trẻ em đều thích được khen. Chính vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ. “Con vừa ăn thử cà rốt đấy, con ngoan quá! Mẹ rất vui!”.

Với cách này, bạn đã ngầm gửi một thông điệp tới bé rằng khi bé ăn thì mẹ sẽ vui và bé sẽ được khen. Lần sau muốn được khen bé lại sẽ thử những đồ ăn mới mà bạn đưa cho. Với cách làm này, việc muốn thử đồ ăn mới là việc sẽ xuất phát từ tự thân bé mà bạn không cần phải ép.
trị biếng ăn cho bé hiệu quả 2
Khen ngợi là cách trị lười ăn cho bé rất tốt

5. Trị bệnh không ăn rau của bé

Đây cũng là vấn đề của không ít bà mẹ. Để “dụ” bé ăn rau, thay vì một loại rau, hãy làm một khay rau đầy màu sắc thật bắt mắt và thử đủ các loại rau củ bạn có thể nghĩ ra. Có bé sẽ thích cà rốt, bé khác lại thích những hạt đậu Hà Lan xinh xinh hãy những chiếc bắp bao tử bé xíu mà bé có thể cầm trên tay.

Có những thứ bạn không thích và bạn nghĩ có thể bé cũng sẽ không thích; tuy nhiên ăn uống là một vấn đề rất riêng tư và bạn chẳng bao giờ có thể biết được bé có thích hay không nếu bé không được thử.
trị lười ăn cho bé hiệu quả, tri luoi an cho be
Thành quả là điều làm các bà mẹ, ông bố hài lòng
5. Trị thói quen sợ thịt của bé

Các thớ thịt xơ và hơi dai khiến rất nhiều bé không có hứng thú với các món từ thịt, dẫn đến việc bé ăn nhả bã hoặc thậm chí nhất quyết không chịu ăn thịt. Đừng lo lắng quá về việc này, bạn có thể cho bé ăn thêm xúc xích – dễ nuốt hơn và hầu như bé nào cũng thích. Ngoài ra bạn cũng nên tăng cười thêm bơ, phô mai, trứng, bơ lạc, sữa chua và bánh mỳ cho bé.

Nếu vẫn lăn tăn về vấn đề bé không ăn thịt, bạn có thể làm khoai tây nghiền trộn thịt bằm rồi tẩm bột và chiên xù, thịt lẫn trong khoai tây sẽ dễ ăn hơn, và với hình thức đẹp mắt hẳn bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn.

Trên đây là 5 cách trị biếng ăn cho bé hiệu quả, các bậc cha mẹ trước hết cần kiên nhẫn áp dụng, ban đầu thì có thể khó khăn nhưng thành quả đạt được chắc chắn sẽ làm hài lòng, tăng sức khỏe cho bé và giảm sự khó khăn trong việc chăm trẻ.