TT - Chuyên mục mới "Cùng bạn ôn thi" được mở ra từ số báo này nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp thí sinh học tập và làm bài thi đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới. Mở đầu là những kinh nghiệm học và thi trắc nghiệm môn hóa.
- Hóa học ở chương trình THPT có hai phần chính: hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cái khó khi học môn hóa nằm ở chỗ: lớp 11 học một nửa hữu cơ, một nửa vô cơ và lớp 12 học phần còn lại. Do đó khi thầy cô dạy các em chương trình hóa lớp 12, các em phải xem lại phần liên quan ở lớp 11.
Ví dụ: bài rượu ở lớp 12 liên quan đến bài anken ở lớp 11; bài phenol, anilin ở lớp 12 liên quan đến bài benzen ở lớp 11; bài hợp chất chứa natri (NaOH, Na2CO3...) ở lớp 12 liên quan đến bài phản ứng trao đổi ion ở lớp 11...
Ví dụ: bài rượu ở lớp 12 liên quan đến bài anken ở lớp 11; bài phenol, anilin ở lớp 12 liên quan đến bài benzen ở lớp 11; bài hợp chất chứa natri (NaOH, Na2CO3...) ở lớp 12 liên quan đến bài phản ứng trao đổi ion ở lớp 11...
- Dù hóa vô cơ hay hóa hữu cơ, phần cốt lõi của môn hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng (giai đoạn này nếu các em không làm được thì yêu cầu sự giúp đỡ của thầy cô).
Ví dụ: khi học xong các chất rượu, andehyt, axit hữu cơ, este, amin, amino axit, gluxit... các em đặt lại vấn đề như sau: các tác nhân như Na, NaOH, H2, HBr, Br2... có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào trong các chất trên. Tìm xem các điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất.
Ví dụ: khi học xong các chất rượu, andehyt, axit hữu cơ, este, amin, amino axit, gluxit... các em đặt lại vấn đề như sau: các tác nhân như Na, NaOH, H2, HBr, Br2... có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào trong các chất trên. Tìm xem các điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất.
- Khi hệ thống được các kiến thức, các em mới bắt đầu làm các bài tập lý thuyết như: sơ đồ biến hóa, nhận diện hóa chất, tinh chế hóa chất, viết công thức cấu tạo các chất đồng phân... Các em nên làm bài tập theo từng vấn đề để rút kinh nghiệm.
- Nên nhớ là dù các em thi bằng các đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu tập luyện phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả.
Ví dụ với câu trắc nghiệm sau:
"Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 khuấy đều đến khi có dư, ta thấy hiện tượng như sau:
A/ Ban đầu dung dịch trong suốt, sau một thời gian thì đục dần.
B/ Ban đầu dung dịch đục dần, sau một thời gian thì trong dần.
C/ Dung dịch từ từ đục dần cho đến cuối thí nghiệm.
D/ Dung dịch trong suốt cho đến cuối thí nghiệm.
Phân tích câu hỏi trên ta thấy kiến thức chuẩn ở phản ứng:
3NaOH + AlCl3 --> 3NaCl + Al(OH)3.
Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên có thể tác dụng với NaOH theo phản ứng:
Al(OH)3 + NaOH --> NaAlO2 + 2H2O
Chương trình phân ban viết: Al(OH)3 + NaOH --> Na[Al(OH)4]
Xét đến thí nghiệm đề bài cho: ban đầu AlCl3 dư --> có Al(OH)3 không tan trong nước: dung dịch đục dần.
Sau một thời gian có NaOH dư --> NaAlO2 tan trong nước: dung dịch trong dần. Do đó đáp án đúng là câu B.
Ví dụ với câu trắc nghiệm sau:
"Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 khuấy đều đến khi có dư, ta thấy hiện tượng như sau:
A/ Ban đầu dung dịch trong suốt, sau một thời gian thì đục dần.
B/ Ban đầu dung dịch đục dần, sau một thời gian thì trong dần.
C/ Dung dịch từ từ đục dần cho đến cuối thí nghiệm.
D/ Dung dịch trong suốt cho đến cuối thí nghiệm.
Phân tích câu hỏi trên ta thấy kiến thức chuẩn ở phản ứng:
3NaOH + AlCl3 --> 3NaCl + Al(OH)3.
Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên có thể tác dụng với NaOH theo phản ứng:
Al(OH)3 + NaOH --> NaAlO2 + 2H2O
Chương trình phân ban viết: Al(OH)3 + NaOH --> Na[Al(OH)4]
Xét đến thí nghiệm đề bài cho: ban đầu AlCl3 dư --> có Al(OH)3 không tan trong nước: dung dịch đục dần.
Sau một thời gian có NaOH dư --> NaAlO2 tan trong nước: dung dịch trong dần. Do đó đáp án đúng là câu B.
Khi làm bài thi các em thường mắc phải những lỗi sau:
1/ Không thuộc tên gọi các chất hóa học: ví dụ nhầm lẫn giữa "etyl clorua" với "etylen clorua"...
2/ Không nắm vững các khái niệm căn bản: ví dụ nhầm lẫn giữa "mạch hở" và "mạch thẳng"...
3/ Chủ quan khi viết các phương trình phản ứng nhưng lại quên cân bằng phương trình.
4/ Sử dụng máy tính không phải của mình khi tính toán trong các bài toán...
Như nhiều thầy cô đã khuyên, tôi chỉ nhắc lại cho các em khi làm bài trắc nghiệm là: câu dễ làm trước (thường là các câu lý thuyết), câu khó làm sau. Nếu gần hết giờ vẫn còn các câu trống thì hãy dùng phương pháp xác suất để chọn câu trả lời.
1/ Không thuộc tên gọi các chất hóa học: ví dụ nhầm lẫn giữa "etyl clorua" với "etylen clorua"...
2/ Không nắm vững các khái niệm căn bản: ví dụ nhầm lẫn giữa "mạch hở" và "mạch thẳng"...
3/ Chủ quan khi viết các phương trình phản ứng nhưng lại quên cân bằng phương trình.
4/ Sử dụng máy tính không phải của mình khi tính toán trong các bài toán...
Như nhiều thầy cô đã khuyên, tôi chỉ nhắc lại cho các em khi làm bài trắc nghiệm là: câu dễ làm trước (thường là các câu lý thuyết), câu khó làm sau. Nếu gần hết giờ vẫn còn các câu trống thì hãy dùng phương pháp xác suất để chọn câu trả lời.