Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh-nghiem-hoc-tap. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh-nghiem-hoc-tap. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 10, 2014

Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả

Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả


1. Ngôn ngữ là lời nói chứ không phải là chữ viết
Vì vậy việc đầu tiên, chúng ta cần chú ý tập nghe để hiểu và đồng thời là nói được một số câu hết sức thông dụng và đơn giản.
- Phải luyện nghe làm sao để đạt tới kỹ năng người nước ngoài nói là ta có thể hiểu được, tức là phải biết phát âm, nhấn giọng hay lên xuống những mục tiêu cần thiết trong câu, như vậy chúng ta mới có thể hiểu và nghe được.
http://www.dalatgiasu.com/2014/10/kinh-nghiem-hoc-tieng-anh-hieu-qua.html


Muốn được như vậy bạn phải nghe đi nghe lại nhiều lần, ít nhất là 30 lần, tốt hơn hết là 50 lần. Có nhiều bạn nói nghe chừng 2-3 lần là nhớ rồi nhưng điều đó thật sự sai lầm, não của bạn chỉ lưu tạm thời thôi, muốn nhớ lâu thậm chí suốt đời thì phải nghe lại thật nhiều lần. Điều này hơi tẻ nhạt và nhàm chán nhưng có như vậy bạn mới nhớ được.
Trong lúc nghe bạn cũng cải thiện được khả năng phát âm, nghe 1-2 lần đầu bạn tập trung vào hiểu nội dung, các lần tiếp theo bạn để ý tới giọng đọc và ngữ điệu, sau đó bạn pause và đọc to lại xem mình phát âm có giống không. Lập đi lập lại điều này bạn sẽ thấy khả năng của mình cải thiện thấy rõ.
Về giáo trình thì có rất nhiều, mình xin giới thiệu một số tiêu biểu: (Link download các tài liệu mình sẽ lần lượt post sau)
- Phát âm: PronunciationWorkShop (rất hay, học qua video); Pronouncing American English Sounds_ Stress and Intonation 2nd Edition (Rất đầy đủ và chi tiết)…
- Nghe: Learn English via Listening (bao gồm 6 level, nhiều chủ đề hay, dễ nghe); Tactics for Listening (3 quyển, hay dễ nghe); Các bài nghe của spotlight radio (đọc rất chậm, dễ hiểu, nhiều chủ đề thời sự nóng bỏng); Effortless English của A.J. Hoge (hơn 20 triệu người trên thới giới đang học, rất hay)…
2. Ngôn ngữ còn là một tập hợp của thói quen:
- Cần phải rèn luyện, bắt chước và học thuộc những câu đối thoại trong sách, đồng thời tập đọc lớn tiếng những câu mẫu cho tới khi tạo được phản ứng máy móc qua bộ óc của chúng ta một cách tinh nhuệ như chúng ta đang nói tiếng mẹ đẻ vậy.
Phương pháp Crazy English cũng được đánh giá cao: học thuộc lòng.
* Điều kiện để học ngoại ngữ thuận tiện:
Muốn học thật tốt môn tiếng Anh, chúng ta cần có những yêu cầu sau đây:
a/ Băng nghe – phim ảnh (nếu có), nhiều sách để tham khảo
(1.) Băng nghe:
- Nên chọn những băng có giọng đọc chuẩn, chính xác, rõ ràng và hay. Đừng tưởng băng nào cũng giống nhau. Nếu có thể bạn nên nghe qua, chon lọc trước khi mua.
- Có loại băng nghe chậm, có loại băng nghe nhanh. Dù sao bạn cũng nên “làm quen” cả hai loại băng.
Bước đâu bạn nghe băng chậm trước, một khi đã quen rồi đã thành thạo rồi, hãy nghe băng nhanh. Bằng cách nào, miễn bạn nghe được, hiểu được là tốt.
(2.) Phim ảnh:
Trước tiên, để cho dễ hiểu, dễ tiếp thu, bạn hãy chọn những cuộn film tiếng Anh gồm những mẫu chuyện nhỏ, đơn giản có nhiều từ vựng thông thường giúp bạn dễ hiểu. Dần dần bạn sẽ sử dụng những bộ film có vốn từ phức tạp hơn đại trà hơn.
- Hai bộ phim học tiếng Anh nổi tiếng là Friends và Extr@ rất hay (xem Extr@ trước vì vui nhộn và dễ hiểu + kèm Script, Friends nói rất nhanh nhưng có phụ đề)
- Có thể xem thêm các kênh tiếng Anh như Discovery, Animal Planet, Disney…
(3.) Sách tham khảo:
Có khá nhiều sách nhằm cung cấp cho yêu cầu học tiếng Anh.
Bạn nên cẩn trọng khôn ngoan trong việc chọn sách.
- Tìm đọc những sách của tác giả nào viết hay. Nên biết mình mua thể loại nào, cần cung ứng cho bạn điều gì. Đành rằng cần nhiều sách để tham khảo nhưng không phải bạ sách nào dạy tiếng Anh là mua, của bất cứ tác giả nào cũng không cần chắt lọc.
Có một số học viên, hễ mỗi sân ra phố gặp dạng sách viết về tiếng Anh là mua, bất kỳ là của ai. Có những quyển sách họ chưa có dịp đọc tới một lần. Chi vậy thưa bạn, làm như thế hoá ra bạn đã quá phí phạm không đúng chỗ. Bạn nên chắt lọc khi mua sách viết về ngoại ngữ, nhằm yêu cầu quyển sách ấy sẽ mang lại lợi ích cho bạn.
b/ Bài học: cần phải học thuộc từ vựng song song với các câu mẫu.
Muốn thành thạo Anh ngữ bạn không thể thiếu những yêu cầu này là nên học từ vựng song song với câu mẫu. Hay nói một cách khác: trong câu mẫu có lồng từ vựng. Và như vậy để hiểu được câu, bạn phải thuộc từ vựng trước đã.
c/ Thời gian học tiếng Anh phải như thế nào?
Nếu bạn hiếm hoi thời gian trong ngày, bạn có thể rút bớt thời gian dành cho môn rèn luyện tiếng Anh. Nhưng ngày nào bạn cũng phải có thời gian học liên tục. Vì nếu một ngày bạn quên học, vốn tiếng Anh trong đầu bạn sẽ không nhạy nữa.
Học tiếng Anh cũng giống như chiếc xe cần bôi dầu mỡ hàng ngày, nếu không nó sẽ trở nên rỉ sét và khó khởi động.
Cũng vì lẽ này, một số giảng viên dạy môn ngoại ngữ rất mệt hơn các môn dạy khác khi truyền thụ kiến thức cho học viên, song đó là điều rất có lợi cho giảng viên bằng vào qui cách giảng dạy, đại đa số giảng viên đã ôn lại kiến thức về ngoại ngữ của họ.
Điều quan trọng nhất vẫn là động lực và sự tin tưởng, phải chắc rằng bạn học tiếng Anh là để làm gì và phải tin rằng bạn sẽ đạt được kết quả. Thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào lượng thời gian bạn dành cho tiếng Anh, ở đây không đề cập đến chỉ số IQ cao hay thấp vì ai cũng có thể học được.
Tạo môi trường tiếng Anh:
- Dùng giấy note ghi các vật dụng xung quanh bạn bằng tiếng Anh
- Nghe nhạc tiếng Anh
- Đọc báo tiếng Anh
- Để ý đến những gì bằng tiếng Anh khi bạn gặp (ngoài đường, hội chợ…)
- Suy nghĩ bằng tiếng Anh (có thể hơi khó)
- Tham gia các diễn đàn tiếng Anh
Kinh nghiệm học và thi môn hóa học

Kinh nghiệm học và thi môn hóa học


TT - Chuyên mục mới "Cùng bạn ôn thi" được mở ra từ số báo này nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp thí sinh học tập và làm bài thi đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới. Mở đầu là những kinh nghiệm học và thi trắc nghiệm môn hóa.
http://www.dalatgiasu.com/2014/10/kinh-nghiem-hoc-va-thi-mon-hoa-hoc.html

- Hóa học ở chương trình THPT có hai phần chính: hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cái khó khi học môn hóa nằm ở chỗ: lớp 11 học một nửa hữu cơ, một nửa vô cơ và lớp 12 học phần còn lại. Do đó khi thầy cô dạy các em chương trình hóa lớp 12, các em phải xem lại phần liên quan ở lớp 11.
Ví dụ: bài rượu ở lớp 12 liên quan đến bài anken ở lớp 11; bài phenol, anilin ở lớp 12 liên quan đến bài benzen ở lớp 11; bài hợp chất chứa natri (NaOH, Na2CO3...) ở lớp 12 liên quan đến bài phản ứng trao đổi ion ở lớp 11...
- Dù hóa vô cơ hay hóa hữu cơ, phần cốt lõi của môn hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng (giai đoạn này nếu các em không làm được thì yêu cầu sự giúp đỡ của thầy cô).
Ví dụ: khi học xong các chất rượu, andehyt, axit hữu cơ, este, amin, amino axit, gluxit... các em đặt lại vấn đề như sau: các tác nhân như Na, NaOH, H2, HBr, Br2... có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào trong các chất trên. Tìm xem các điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất.
- Khi hệ thống được các kiến thức, các em mới bắt đầu làm các bài tập lý thuyết như: sơ đồ biến hóa, nhận diện hóa chất, tinh chế hóa chất, viết công thức cấu tạo các chất đồng phân... Các em nên làm bài tập theo từng vấn đề để rút kinh nghiệm.
- Nên nhớ là dù các em thi bằng các đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu tập luyện phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả.
Ví dụ với câu trắc nghiệm sau:
"Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 khuấy đều đến khi có dư, ta thấy hiện tượng như sau:
A/ Ban đầu dung dịch trong suốt, sau một thời gian thì đục dần.
B/ Ban đầu dung dịch đục dần, sau một thời gian thì trong dần.
C/ Dung dịch từ từ đục dần cho đến cuối thí nghiệm.
D/ Dung dịch trong suốt cho đến cuối thí nghiệm.
Phân tích câu hỏi trên ta thấy kiến thức chuẩn ở phản ứng:
3NaOH + AlCl3 --> 3NaCl + Al(OH)3.
Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên có thể tác dụng với NaOH theo phản ứng:
Al(OH)3 + NaOH --> NaAlO2 + 2H2O
Chương trình phân ban viết: Al(OH)3 + NaOH --> Na[Al(OH)4]
Xét đến thí nghiệm đề bài cho: ban đầu AlCl3 dư --> có Al(OH)3 không tan trong nước: dung dịch đục dần.
Sau một thời gian có NaOH dư --> NaAlO2 tan trong nước: dung dịch trong dần. Do đó đáp án đúng là câu B.
Khi làm bài thi các em thường mắc phải những lỗi sau:
1/ Không thuộc tên gọi các chất hóa học: ví dụ nhầm lẫn giữa "etyl clorua" với "etylen clorua"...
2/ Không nắm vững các khái niệm căn bản: ví dụ nhầm lẫn giữa "mạch hở" và "mạch thẳng"...
3/ Chủ quan khi viết các phương trình phản ứng nhưng lại quên cân bằng phương trình.
4/ Sử dụng máy tính không phải của mình khi tính toán trong các bài toán...
Như nhiều thầy cô đã khuyên, tôi chỉ nhắc lại cho các em khi làm bài trắc nghiệm là: câu dễ làm trước (thường là các câu lý thuyết), câu khó làm sau. Nếu gần hết giờ vẫn còn các câu trống thì hãy dùng phương pháp xác suất để chọn câu trả lời.
Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý

Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý



Để học giỏi môn Vật lý trong nhà trường, cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý cụ thể là:
http://www.dalatgiasu.com/2014/10/kinh-nghiem-hoc-tot-mon-vat-ly.htm


- Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…
- Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học đều tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.
Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý
1/. Lòng yêu thích môn học: Trước hết, cần xây dựng cho chúng ta lòng yêu thích môn học - có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Bằng cách nào? Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần bạn sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp của bộ môn này mà yêu thích nó.
2/.Trí nhớ tốt: Rèn luyện cho chúng ta một trí nhớ tốt vì có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó. Rèn luyện như thế nào? Đó là : trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Như thế sẽ mất nhiều thời gian chăng? Câu trả lời là "Không" vì những bài đó chúng ta đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn. Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ hoặc công thức nào đó thôi thì khó mà hoàn thành bài tập đó và dễ dẫn đến mất điểm.
3/. Mở rộng kiến thức: Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.
4/Thảo luận, trao đổi: Nếu có điều kiện, các bạn nên thành lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh để học chung, vì như thế rất giúp ích cho việc gỡ rối những vướn mắc thông qua thảo luận, chia sẻ giữa các thành viên với nhau. Đồng thời, khi học nhóm mà các bạn có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao - không chỉ riêng môn vật lý mà các môn khác cũng vậy. Bên cạnh đó thì việc thường xuyên hỏi kiến giáo viên, một học sinh giỏi một vật lý hoặc tìm kiếm một gia sư chất lượng sẽ giúp bạn có những hướng giải quyết đối với một số dạng bài tập hoặc câu hỏi một cách rõ ràng hơn, như thế sẽ giúp cho việc học của các bạn tốt hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà Gia sư Trạng Nguyên tập hợp được. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp được ít nhiều cho các bạn trong vấn đề học tập môn Vật  lý.
Chúc các bạn thành công!

Người viết : Sưu tầm
 Kinh nghiệm học giỏi môn Toán

Kinh nghiệm học giỏi môn Toán



Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, Tuy nhiên những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác.

http://www.dalatgiasu.com/2014/10/kinh-nghiem-hoc-gioi-mon-toan.html


Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh. Để học tập tốt được môn toán cần phải bắt đầu từ căn bản tới nâng cao...
Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả.
Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập. "Trăm hay không bằng tay quen". Khi đến 1 khu phố lạ ta bị lạc đường nhưng 1 đứa bé 10 tuổi có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào mà không lạc, đó chính là do "quen".
Để hiểu hết 1 cuốn sách toán ta cần hiểu từng trang, để hiểu hết 1 trang ta chỉ cần hiểu từng dòng và để hiểu mỗi dòng có lẽ là không khó lắm. Thật ra học toán là chúng ta học tại sao có dấu bằng ? Tại sao có dấu lớn hơn ? Tại sao có dấu nhỏ hơn? Tại sao có dấu suy ra và tại sao có dấu tương đương ? Để hiểu một bài toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản chứa đựng trong định nghĩa và định lý. (Để nhớ các định nghĩa và định lý ta cần làm nhiều bài tập).
Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.
Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :
- Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.
- Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.
- Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.
- Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.
- Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.

Người viết : Sưu tầm

12 thg 10, 2014