Hiển thị các bài đăng có nhãn An-gi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An-gi. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 12, 2014

Những thực phẩm không nên cất trong tủ lạnh

Những thực phẩm không nên cất trong tủ lạnh


Cà phê - một trong những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh - là chất có hương thơm bay hơi mạnh nên khi để trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm khác do hấp phụ hương cà phê.

Dưa hấu, dưa lưới, bí đao, dưa chuột: Những loại trái cây này được khuyên nên bảo quản trong tủ lạnh khi đã cắt, nhưng trước lúc đó thì tốt nhất là nên để chúng ở nhiệt độ phòng. Để những trái cây này ở nhiệt độ phòng có thể giúp chúng giữ nguyên hàm lượng chất chống ô xy hóa.

Một nghiên cứu năm 2013 trên tờ Food Chemistry cho biết việc bảo quản lạnh cà chua sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và kết cấu của trái cà chua, khiến chúng mất mùi thơn đặc trưng và dễ bị nhũn.

Theo nghiên cứu thì nước mắm không nên cho vào tủ lạnh, bởi nó gây mùi, để ngay trên bát, trên chảo. Trong điều kiện nhiệt độ thường, nước mắm có thể để lâu tới 3 năm mà không hề bị biến chất.

Loại rau thơm: Cũng giống như cà phê, các loại rau thơm có tính chất hấp thụ các mùi xung quanh nó và làm mất hương vị gốc. Họ cũng dễ héo và khô trong tủ lạnh.

Rượu, đặc biệt là rượu mạnh, không cần phải được giữ trong tủ lạnh. Lưu trữ nó ở nhiệt độ phòng và thay vào đó hãy thêm một vài viên đá vào cốc nếu bạn muốn uống lạnh. Rượu sẽ thơm hơn nhiều.

Làm lạnh mật ong bằng cách đặt chúng trong tủ lạnh có thể khiến đường trong mật ong kết tinh và chẳng ngon lành gì.

Khoai tây: Đây cũng là thực phẩm không nên trữ trong tủ lạnh. Vấn đề ở chỗ khi nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Kết quả là trạng thái và hương vị của khoai tây sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt

Trong tủ lạnh, hành tây sẽ bị thối vì sự ẩm ướt và thiếu lưu thông không khí. Tốt hơn nên để ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời, vì ngoài ánh sáng hương vị của nó bị thay đổi.

Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Hơn nữa nếu bạn để chuối trong tủ lạnh, vỏ chuối sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu, trông rất khó coi, không còn đẹp mắt nữa. Nếu nhiệt độ lạnh quá cao, có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay.

Socola để trong tủ lạnh thường có hơi nước trên bề mặt, không những mất đi hương thơm vốn có mà chính hơi ẩm tạo thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh.

Thịt xông khói, dăm bông và các loại thịt muối khác nên để ở nơi thoáng mát, thông gió sẽ đảm bảo hương vị tốt hơn là trong tủ lạnh. Vì độ ẩm trong tủ lạnh quá lớn dễ khiến cho thịt có mùi hôi.

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 9 độ C trong một ngày sẽ làm cho vỏ quả vải bị đen, vải sẽ bị biến chất

Bạn đã từng cất dầu olive vào trong tủ lạnh? Chúng tôi khuyên bạn không nên. Bởi cất dầu olive trong tủ chỉ làm cho dầu ngưng tụ và đông cứng lại mà thôi. Cách tốt nhất để lưu trữ chính là giữ nó ở trong chai và cất ở nôi tươi mát như tủ bếp.

Việc cất bánh mỳ, các sản phẩm tinh bột như cơm, bánh trong tủ sẽ chỉ khiến cho bánh mau khô, cứng và không còn mùi vị thơm ngon như ban đầu. Khi ăn bạn sẽ thấy bánh bở, nhạt và không còn giá trị dinh dưỡng nữa.

Khoai lang, cà, xoài, sữa non cũng không nên để trong tủ lạnh, vì nếu để trong tủ lạnh chúng sẽ bị đen và biến chất.

Dù ngô rời, ngô bắp hay ngô đã luộc không nên cho vào tủ lạnh nhiệt độ lạnh sẽ làm cho bột ngô nhanh bị 'cứng hóa', bị biến chất và làm giảm hương vị.

Theo VTC


HOc Online

Thời tiết ấm áp rủ nhau đi uống bia hơi Tạ Hiện

Thời tiết ấm áp rủ nhau đi uống bia hơi Tạ Hiện


Bia không phải là thứ giải khát phổ thông, bởi ở một lứa tuổi nhất định, hoặc theo một tầm lí tưởng cá nhân nào đó, ở một giới nhất định, người ta mới được uống bia. Nhưng bia chắc chắn là loại đồ uống phổ biến, bởi một khi đã có-thể-uống bia, khó lòng có thể quay lại với loại nước ngọt có ga ngọt gắt của tuổi niên thiếu.

Bia là ông vua của giải khát vỉa hè, chắc chắn là như vậy, chút men nhạt ấy có khả năng kích thích hưng phấn để cảm xúc người uống bung toả ra rõ nét, nên người uống cần không gian rộng thoáng, lại phải ồn ào, để không ai phải chú ý đến ai, mê thoả trong thứ khoái cảm của hương bia.

Phố Tạ Hiện đông nghẹt khách khứa về đêm.

Con phố Tạ Hiện có chiều dài hữu hạn đến mức khó tin, chỉ khoảng 100m đường mà hàng quán ken nhau san sát, đông đúc và nổi tiếng bậc nhất khu trung tâm phố cổ. Dù người ta có thể nhắc tới Tạ Hiện với nhiều thứ đồ ăn dễ nghiền, như cơm rang, lẩu, chim nướng, phô mai...nhưng chẳng có gì có thể vượt qua được danh tiếng của "bia cỏ".

Bia tươi giá rẻ là thứ tạo nên danh tiếng cho phố bia Tạ Hiện - Ảnh: K.H

Ghé vào bất cứ quán hàng nào ở Tạ Hiện, bạn cũng có thể dễ dàng gọi cho mình một vài chai bia đủ hãng đủ loại, nhưng thứ độc đáo nhất tại con phố này là bia tươi giá rẻ - bia cỏ - bia lạnh "cool beer" hay trà đá có ga như cách gọi của nhiều du khách nước ngoài, bởi giá một cốc bia chỉ nhỉnh hơn cốc trà đá thông thường một chút, dao động trong khoảng trên dưới 5.000 đồng. Nói bia Tạ Hiện ngon nổi bật cũng không hẳn, nhưng độc đáo đến riêng biệt thì chắc chắn đúng. Không quá đặc sắc cũng không hề tầm thường, bia tươi giá rẻ con phố này mang đủ vị đắng, ngọt, và vị riêng của văn hoá vỉa hè Hà Nội. Bia Tạ Hiện ngon cũng bởi sự tổng hoà các loại...mùi, mùi cá mực khô nướng thơm phức, trứng rán ngải, hơi nóng từ những quầy bán sắn luộc, ngô luộc nghi ngút khiến vị vỉa hè càng trở nên dễ nghiện.

Các đồ nhậu ăn kèm khá phong phú như nem thính, nem chua... Ảnh: K.HHoặc khoai tây, phô mai chiên - Ảnh: K.HCác món nhậu ăn kèm cũng có mức giá dễ chịu - Ảnh: K.H

Uống bia ở Tạ Hiện không có bàn cao ghế rộng, quán nào cũng chỉ cung cấp cho khách những chiếc ghế nhựa con con kê xen kẽ, cái nhỉnh cao hơn chút để làm bàn, ghế thấp làm chỗ ngồi, người chen người ken sát cạnh nhau, "bàn" này nối "bàn" kia, tràn cả xuống vỉa hè nhưng tuyệt nhiên người ta không hề nghe thấy tiếng hò hét "100% zoo" ầm ĩ như trong các quán bia hơi bình thường, hay cảnh ôm vai bá cổ, chúc tụng chén chú chén anh. Nơi đây, người ta uống bia theo cách thưởng thức cà phê phố cổ, chậm rãi, trải nghiệm nhưng không trầm lặng mà vui tươi hơn cùng bao câu chuyện phóng khoáng. Vì lẽ đó, chắc chắn một điều rằng chẳng có nơi đâu ở Hà Nội mà quán bia lại có thể có sự xuất hiện của giới nữ nhiều như trên phố Tạ Hiện. Quan niệm uống bia là chuyện đàn ông, quán bia là nơi tụ tập của cánh mày râu sau giờ làm không hề tồn tại trên con phố này. Mùa nóng, người ta tìm tới bia lạnh để giải khát; mùa lạnh, phố bia vẫn đông khách nườm nượp bởi nhu cầu "sưởi ấm" từ hơi men. Bia làm đôi má ai kia hồng hào, nóng ran và tim rung nhịp liên hồi. Khi đó, trong gió lạnh, họ tựa vào vai nhau, họ khóc, họ cười.

Ngoài bia tươi, các loại bia chai cũng được bán với giá phải chăng - Ảnh: K.H

Người ta cũng gọi Tạ Hiện bằng một vài cái tên khác như phố Tây, hay ngã tư quốc tế bởi không ở nơi nào tại khu vực phố cổ tập trung nhiều khách nước ngoài đến thế. Tạ Hiện được biết đến là con phố đặt chân đầu tiên của phần lớn du khách nước ngoài khi đến Hà Nội và cũng là điểm rời chân cuối cùng trước khi họ rời Hà Nội. Khách Tây thích thú bởi "trà đá có ga", lại càng thêm si mê thứ chất vỉa hè trên đoạn phố ngắn ngủi ấy. Văn hoá giao thoa qua những câu thoại đơn giản, bằng mắt, bằng nụ cười, thậm chí cả bằng...tay. Chỉ vậy thôi mà bao tình bạn không biên giới đã hình thành từ những cốc bia.

Nơi đây còn được gọi là phố Tây bởi sự xuất hiện của nhiều khách du lịch người nước ngoài

Trước kia, khi chưa được quy hoạch vào phố đi bộ, ngồi uống bia Tạ Hiện có thể hơi...khổ, bởi chốc chốc lại khách khứa lại phải nhấc ghế dịch chỗ nọ, lùi chỗ kia để không cản trở giao thông. Nhưng ngày nay, ba ngày cuối tuần nơi đây hoàn toàn vắng tiếng còi xe nên dù đông hơn rất nhiều, cảm giác trải nghiệm đã trở nên dễ chịu hơn. Con phố ấm áp, chộn rộn nhưng không quá ồn ào ấy mang đậm nét Hà Nội. Để người đi xa nhớ, thèm thuồng như nghiện bia...

Tạ Hiện nay đã được quy hoạch thành phố đi bộ 3 ngày cuối tuần - Ảnh: MASK

Theo Depplus.vn/MASK


HOc Online

Những chiếc bánh lạ của đồng bào vùng cao phía Bắc

Những chiếc bánh lạ của đồng bào vùng cao phía Bắc


Bánh rợm

Bánh rợm là chiếc bánh không thể thiếu trong lễ cúng rằm tháng 7 của đồng bào Tây Bắc.Cùng là bánh rợm, người Dáy gọi là háu ba, người Tày gọi bánh bưa khao, người Dao gọi là rùa ít…Bánh rợm có vỏ ngoài làm từ bột nếp bọc nhân bánh làm từ đậu xanh giã nhuyễn và thịt nạc băm nhỉ, nêm chút gia vị hạt tiêu viên tròn, gói lá chuối rừng. Bánh rợm có nhiều kiểu gói. Gói vuông, gói khum khum hoặc gói vồng lên như bánh tẻ. 

Bánh chưng đen

Bánh chưng đen được làm từ gạo nếp nương trộn với tro cây núc nác và tro hoa cây vừng đen, là món ăn quen thuộc trong ẩm thực người Thái. Cây núc nác mang về được tước vỏ, phơi khô, đốt thành than. Sau đó giã than mịn như bột rồi trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều tay cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen nhánh dùng tay miết mạnh mà hạt gạo vẫn vẹn màu đen thì mới đạt yêu cầu, làm bánh mới ngon.

Bánh láo khoải

Có nhiều loại bánh được làm từ bột ngô, nhưng với đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Sính Lủng, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Sủng Trái thì bánh láo khoải (còn có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) từ bột ngô là thứ không thể thiếu để ăn Tết. Ngô được thu hoạch tầm tháng 8 âm lịch hằng năm bảo quản trên gác bếp hay treo lên chái nhà.  Khi làm bánh, ngô được nghiền thành bột rồi đồ chín, nén trên bàn đá, nặn thành hình bầu dục, dài khoảng 15-20cm, dùng mỡ trộn với mật ong bôi đều trên bề mặt bánh. Bánh có thể thái mỏng và nướng trên than củi, cũng có thể thái chỉ, nấu với đường ăn rất mát, nước dùng như nước bánh trôi, hoặc nấu với quả đậu Hà Lan, cho thêm muối, mỡ động vật vào giống như nấu canh.

Bánh coóc mò

Trong các món bánh của người Tày bánh coóc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ bởi mùi vị  riêng biệt. Tiếng Tày coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò.

Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, được xâu thừng từng cặp hoặc từng chủm nhỏ. Bánh coóc mò có màu xanh của lá, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao, vị ngậy của lạc nhân đỏ. Người ưa ngọt có thể ăn bánh coóc mò kèm mật ong hay đường kính.Bánh thường được đồng bào người Tày làm trong những dịp đặc biệt như mừng đầy tháng, thôi nôi...

Bánh gio

Bánh gio của dân tộc Tày vùng Đông Bắc hay gói bằng lá chít chứ không phải bằng lá chuối như dưới xuôi, hình dạng cũng có chút khác biệt. Lá chít sau khi lấy về được dùng khăn lau sạch, bỏ vào nồi luộc. Lá Chít vốn cứng và giòn, nếu không luộc qua thì sẽ không dùng để gói được bánh. Người gói bánh dùng tay cuộn lá chít lại thành hình chiếc phễu nhỏ, dùng thìa con múc gạo nếp vào trong phễu, khéo léo gập các viền lá lại thành chiếc bánh hình chóp đều, dùng lạt nứa buộc xung quanh. Khi gói xong hết số gạo, những chiếc bánh được mang ra cắt bỏ rìa lá chìa ra, buộc lại thành xâu. Cho từng xâu bánh đó vào nồi đã chuẩn bị sẵn. Đem nồi bánh đun trên bếp trong suốt bốn đến năm giờ đồng hồ cho gạo nếp mềm ra, rền thành khối.Bánh gio phải được để nguội mới được ăn, tránh ăn nóng vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

Bánh lơ khoái

Chiếc bánh trắng mỏng, chiên trong dầu cho hơi vàng mặt, ăn nóng cùng bột đỗ tương hoặc bột ớt rang muối là món khoái khẩu của người Mông ở vùng cao Hà Giang.Lơ khoái là món ăn chơi phổ biến vào mùa đông, nên khi có gió lạnh tràn về người ta mới bán nhiều trong chợ.Bột bánh được làm chủ yếu từ gạo tẻ, cho thêm một ít gạo nếp để tạo độ dẻo thơm.

Gạo được nấu chín, để nguội rồi xay nhuyễn đến khi hạt dạo đặc sánh thành bột. Sau khi có bột, người ta nén thật chặt vào khung bánh để tạo thành một khối bánh rắn chắc.Khi có khách ăn, người bán hàng lấy con dao sắc thái 1 lớp bánh mỏng chừng hơn nửa cm, cho vào chảo dầu đang sôi để rán. Chừng 1- 2 phút sau là bánh chín, người bán xiên bánh vào que tre và đưa cho khách, khách tùy ý thêm đỗ tương và ớt rang muối để gia giảm, tạo vị đặc trưng cho món ăn.

Bánh “khẩu tủm hík”, “khẩu tủm đăm” và “khẩu cộp”

Ngày tết của người Thái Tây Bắc không thể thiếu bánh “khẩu tủm hík”, “khẩu tủm đăm” và “khẩu cộp”. Đây là những loại bánh truyền thống, không chỉ thơm ngon bổ dưỡng, mà còn gói ghém cả đất trời và tình người sâu nặng. Các loại bánh này đều có điểm chung là dùng gạo nếp mới ngon đã được chọn lựa kỹ, nhân bằng đỗ nho nhe, thịt lợn ba chỉ cùng các loại gia vị, mà một trong những loại không thể thiếu là hạt xẻn – “mák khén”, một loại hạt tiêu rừng, rất thơm và cay, gói trong lá dong xanh.

Theo Depplus.vn/MASK


HOc Online

Salad đậu thanh mát cho ngày nắng ấm

Salad đậu thanh mát cho ngày nắng ấm


Đậu là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ vào lượng chất oxy hóa, chất sắt, chất xơ bão hòa. Với nguyên liệu chính là đậu, cùng xốt mayonnaise, các mẹ có thể chế biến món salad đậu thơm ngon, lạ miệng và bổ dưỡng cho bữa ăn của gia đình đấy!

slad-dau-wpn

Salad đậu thanh mát khi ngày đông nắng ấm

Nguyên liệu:

Khoai môn : 200g

Đậu đỏ tươi : 100g

Đậu trắng tươi : 100g

Xà lách lo lo (rau diếp)

Đậu hũ non

Sữa chua

Sữa tươi không đường

Muối, tiêu

Bột chiên giòn (nên mua bột chiên giòn hải sản món ăn sẽ ngon hơn)

Xốt mayonnaise

Cách làm:

-  Đậu trắng và đậu đỏ luộc trong nước có một ít muối đến khi đậu mềm, vớt ra để ráo, xóc với ít muối và tiêu.

-  Xà lách rửa sạch cắt sợi. Đậu hũ non cắt miếng vuông nhỏ, chần qua nước nóng. Khoai môn cắt sợi nhuyễn.

- Pha 1/2 gói bột chiên giòn theo công thức trên bao bì, cho khoai môn vào trong bột, trộn đều.

- Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho khoai môn vào vá (muôi), chiên đến khi khi khoai giòn, vớt ra để ráo. Cố gắng xếp khai môn vào vá cho khéo để tạo hình khối tròn, đẹp như chiếc tổ chim xinh xinh để dễ trang trí các bạn nhé!

- Pha hỗn hợp xốt gồm: 2 thìa canh sữa chua, 2 thìa canh sữa không đường và 2 thìa canh xốt mayonnaise.

- Xếp xà lách, đậu đỏ, đậu trắng và đậu hũ lên khoai môn chiên, rưới xốt đã pha lên trên.

Mách nhỏ:

- Đậu sau khi luộc xóc với ít muối và tiêu để tạo vị đậm đà cho món ăn.

- Tráng vá với dầu nóng trước khi cho khoai vào để khoai không bị dính.

Theo monngonmoingay.com


HOc Online

Thơm lừng thịt ba chỉ kho quế

Thơm lừng thịt ba chỉ kho quế


Nguyên liệu:

- 450g thịt lợn

- 15ml xì dầu loại nhạt màu; 15ml rượu nấu ăn; 2,5cm gừng; 3 tép tỏi; 4 hoa bông hoa hồi; Hai mảnh quế; Vài quả ớt khô; 5g đường

Cách làm:

Bước 1: Thịt lợn thái thành các miếng vuông cỡ 2cm. Cho một ít nước sạch và một ít rượu nấu ăn vào trong một bát. Sau đó cho thịt lợn vào ngâm trong nước này 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.

Bước 2: Cho thịt lợn vào chảo xào sơ cho đến khi bề mặt thịt có màu hơi nâu.

Thơm lừng thịt ba chỉ kho quế - 1

- Thêm ớt khô, hoa hồi, gừng, tỏi, vào xào cho đến khi thơm.

- Sau đó, cho thêm rượu nấu ăn vào cùng xì dầu. Chiên thịt trong 2 phút.

- Đổ nước sôi vào cho xâm xấp mặt thịt rồi đun liu riu trong khoảng 1 giờ.

Thơm lừng thịt ba chỉ kho quế - 2

Khi nước thịt kho quế sệt lại thì cho thịt ra ngoài, ăn nóng với cơm trắng nhé!

Thơm lừng thịt ba chỉ kho quế - 3Thơm lừng thịt ba chỉ kho quế - 4Thơm lừng thịt ba chỉ kho quế - 5

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món thịt kho quế!

Theo Khám phá


HOc Online