Cà phê - một trong những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh - là chất có hương thơm bay hơi mạnh nên khi để trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm khác do hấp phụ hương cà phê.
Dưa hấu, dưa lưới, bí đao, dưa chuột: Những loại trái cây này được khuyên nên bảo quản trong tủ lạnh khi đã cắt, nhưng trước lúc đó thì tốt nhất là nên để chúng ở nhiệt độ phòng. Để những trái cây này ở nhiệt độ phòng có thể giúp chúng giữ nguyên hàm lượng chất chống ô xy hóa.
Một nghiên cứu năm 2013 trên tờ Food Chemistry cho biết việc bảo quản lạnh cà chua sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và kết cấu của trái cà chua, khiến chúng mất mùi thơn đặc trưng và dễ bị nhũn.
Theo nghiên cứu thì nước mắm không nên cho vào tủ lạnh, bởi nó gây mùi, để ngay trên bát, trên chảo. Trong điều kiện nhiệt độ thường, nước mắm có thể để lâu tới 3 năm mà không hề bị biến chất.
Loại rau thơm: Cũng giống như cà phê, các loại rau thơm có tính chất hấp thụ các mùi xung quanh nó và làm mất hương vị gốc. Họ cũng dễ héo và khô trong tủ lạnh.
Rượu, đặc biệt là rượu mạnh, không cần phải được giữ trong tủ lạnh. Lưu trữ nó ở nhiệt độ phòng và thay vào đó hãy thêm một vài viên đá vào cốc nếu bạn muốn uống lạnh. Rượu sẽ thơm hơn nhiều.
Làm lạnh mật ong bằng cách đặt chúng trong tủ lạnh có thể khiến đường trong mật ong kết tinh và chẳng ngon lành gì.
Khoai tây: Đây cũng là thực phẩm không nên trữ trong tủ lạnh. Vấn đề ở chỗ khi nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Kết quả là trạng thái và hương vị của khoai tây sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt
Trong tủ lạnh, hành tây sẽ bị thối vì sự ẩm ướt và thiếu lưu thông không khí. Tốt hơn nên để ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời, vì ngoài ánh sáng hương vị của nó bị thay đổi.
Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Hơn nữa nếu bạn để chuối trong tủ lạnh, vỏ chuối sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu, trông rất khó coi, không còn đẹp mắt nữa. Nếu nhiệt độ lạnh quá cao, có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay.
Socola để trong tủ lạnh thường có hơi nước trên bề mặt, không những mất đi hương thơm vốn có mà chính hơi ẩm tạo thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh.
Thịt xông khói, dăm bông và các loại thịt muối khác nên để ở nơi thoáng mát, thông gió sẽ đảm bảo hương vị tốt hơn là trong tủ lạnh. Vì độ ẩm trong tủ lạnh quá lớn dễ khiến cho thịt có mùi hôi.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 9 độ C trong một ngày sẽ làm cho vỏ quả vải bị đen, vải sẽ bị biến chất
Bạn đã từng cất dầu olive vào trong tủ lạnh? Chúng tôi khuyên bạn không nên. Bởi cất dầu olive trong tủ chỉ làm cho dầu ngưng tụ và đông cứng lại mà thôi. Cách tốt nhất để lưu trữ chính là giữ nó ở trong chai và cất ở nôi tươi mát như tủ bếp.
Việc cất bánh mỳ, các sản phẩm tinh bột như cơm, bánh trong tủ sẽ chỉ khiến cho bánh mau khô, cứng và không còn mùi vị thơm ngon như ban đầu. Khi ăn bạn sẽ thấy bánh bở, nhạt và không còn giá trị dinh dưỡng nữa.
Khoai lang, cà, xoài, sữa non cũng không nên để trong tủ lạnh, vì nếu để trong tủ lạnh chúng sẽ bị đen và biến chất.
Dù ngô rời, ngô bắp hay ngô đã luộc không nên cho vào tủ lạnh nhiệt độ lạnh sẽ làm cho bột ngô nhanh bị 'cứng hóa', bị biến chất và làm giảm hương vị.
Theo VTC
0 nhận xét: